Bạn cần đăng nhập để xem thông tin tài khoản.

Chinh phục đại học danh giá với lộ trình học tập toàn diện

|||||

Một sai lầm phổ biến mà nhiều học sinh và phụ huynh mắc phải là chỉ quan tâm đến xếp hạng đại học mà không xem xét đến sự phù hợp. Với lộ trình học tập toàn diện được chuẩn bị kỹ lưỡng từ sớm, học sinh không chỉ có cơ hội chinh phục các trường đại học danh giá mà còn sẵn sàng cho một tương lai thành công và bền vững.

Tiến sĩ Robert Mullins hiện là Hiệu trưởng Trường Quốc tế Bắc Mỹ (SNA). Với nhiều năm kinh nghiệm trong giáo dục tại các quốc gia như Trung Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ, Ấn Độ và hiện tại là Việt Nam, ông đã mang đến nhiều góc nhìn sâu sắc về việc định hướng học tập cho học sinh, đặc biệt là trong quá trình chuẩn bị du học trong chương trình The Quoc Khanh Show.

Hướng nghiệp sớm giúp học sinh phát huy tiềm năng

“Điều tôi yêu thích nhất trong giáo dục chính là cơ hội. Được nhìn thấy mỗi học sinh như một cá thể độc đáo, những người rồi sẽ làm nên điều gì đó trong cuộc sống, dù lớn hay nhỏ. Đó chính là điều kỳ diệu của giáo dục.” – Tiến sĩ Robert Mullins, Hiệu trưởng Trường Quốc tế Bắc Mỹ (SNA)

Bén duyên với lĩnh vực giáo dục từ sớm, tiến sĩ Robert Mullins bày tỏ, điều mà ông yêu thích nhất trong lĩnh vực này chính là cơ hội. “Được nhìn thấy mỗi học sinh như một cá thể độc đáo, những người rồi sẽ làm nên điều gì đó trong cuộc sống, dù lớn hay nhỏ. Đó chính là điều kỳ diệu của giáo dục,” ông chia sẻ.

Thật vậy, giáo dục không chỉ là việc truyền đạt kiến thức, mà còn là hành trình giúp mỗi cá nhân khám phá thế mạnh và đam mê của mình. Theo đó, một trong những yếu tố quan trọng nhất giúp học sinh thành công là hiểu rõ bản thân ngay từ sớm. Vì vậy, tiến sĩ Robert Mullins nhấn mạnh tầm quan trọng của các bài khảo sát sở thích và năng lực cá nhân ngay từ những năm đầu cấp ba.  Việc khám phá sở thích, thế mạnh giúp học sinh có cái nhìn rõ hơn về ngành học phù hợp trong tương lai. 

Khi có định hướng rõ ràng, nhà trường, phụ huynh và học sinh có thể cùng xây dựng một kế hoạch học tập bài bản, không chỉ tập trung vào điểm số mà còn phát triển toàn diện về kỹ năng và tư duy. Cũng trong quá trình này, tiến sĩ Mullins bày tỏ mong muốn thúc đẩy tam giác giao tiếp sâu giữa nhà trường – phụ huynh – học sinh. Theo ông “việc giao tiếp là yếu tố quan trọng nhất giữa học sinh và gia đình, cũng như giữa nhà trường, gia đình và học sinh. Càng gần gũi nhau bao nhiêu, chúng ta càng có thể hỗ trợ các em nhiều bấy nhiêu.” Sự đồng hành từ nhà trường và phụ huynh giúp đảm bảo học sinh không bị áp lực bởi kỳ vọng của xã hội mà thực sự chọn con đường phù hợp nhất với mình.

Cân bằng giữa truyền thống và ứng dụng thực tiễn

“Miễn là học sinh hiểu được vấn đề, trình bày được cách chúng làm thế nào để ra được kết quả, thì đó chính là thành công.” – Tiến sĩ Robert Mullins, Hiệu trưởng Trường Quốc tế Bắc Mỹ (SNA)

Theo dòng phát triển của xã hội hiện đại, giáo dục đã ghi nhận nhiều tiến bộ cả về chất lẫn về lượng. Tuy nhiên, theo tiến sĩ Robert Mullins, vẫn tồn tại nhiều hệ thống giáo dục truyền thống ở các nước như Trung Quốc, Ấn Độ, và cả Việt Nam vẫn chú trọng thành tích, xếp hạng và thi cử. 

Cụ thể, với phương pháp giáo dục truyền thống, nhà trường luôn muốn học sinh thành thạo kiến thức, đạt điểm số cao và sở hữu GPA tốt. Do vậy, học sinh buộc phải làm bài kiểm tra, sử dụng kết quả để sắp xếp thứ hạng, và dựa vào thứ hạng để đánh giá năng lực. Thế nhưng, “mặc dù rất tập trung vào GPA, nhưng nhiều gia đình vẫn hiểu sai về GPA và điều mà các trường đại học thực sự tìm kiếm,” ông cho hay.

Tiến sĩ Mullins nhấn mạnh “Không có cách tiếp cận tư duy nào là duy nhất cả.” Do đó, học sinh cần được khuyến khích không chỉ học để thi mà cần có tư duy ứng dụng. “Miễn là học sinh hiểu được vấn đề, trình bày được cách chúng làm thế nào để ra được kết quả, thì đó chính là thành công,” ông khẳng định.

Cũng chính bởi mong muốn tạo dựng môi trường học tập cởi mở nhằm thúc đẩy học sinh phát huy tiềm năng của mình, SNA đã lựa chọn chương trình Tú tài Quốc tế (IB) để giảng dạy. Chương trình IB không chỉ cung cấp nền tảng học thuật vững chắc mà còn khuyến khích học sinh phát triển tư duy phản biện, khả năng nghiên cứu độc lập và kỹ năng giải quyết vấn đề. Bên cạnh đó, học sinh còn được khuyến khích tham gia dự án cá nhân, hoạt động ngoại khóa và thể thao để phát triển khả năng lãnh đạo và kỹ năng làm việc nhóm – những yếu tố quan trọng giúp tạo nên một hồ sơ ấn tượng khi ứng tuyển vào các trường đại học danh tiếng.

Chọn trường đại học – Phù hợp quan trọng hơn xếp hạng

Dựa trên kinh nghiệm giảng dạy và quan sát giáo dục trong suốt nhiều năm liền, tiến sĩ Mullins khẳng định rằng việc chọn trường đại học không nên chỉ dựa vào xếp hạng mà phải xét đến sự phù hợp với năng lực, sở thích và định hướng nghề nghiệp của từng học sinh. Ông cho biết “Điều chúng tôi cố gắng giúp phụ huynh hiểu là hệ thống xếp hạng đó thực ra là một dịch vụ trả phí. Các trường đại học phải trả tiền để được vào, và rất nhiều trường tuyệt vời không nằm trong danh sách xếp hạng cao vì họ không cần hoặc không muốn làm điều đó.”

Do vậy, bên cạnh chương trình IB, SNA cũng áp dụng phương pháp cá nhân hóa lộ trình học tập cho học sinh từ lớp 9 đến lớp 12. Mỗi học sinh đều có một kế hoạch học tập riêng, dựa trên sở thích, thế mạnh và mục tiêu nghề nghiệp. Điều này giúp học sinh không chỉ nâng cao năng lực học thuật mà còn có sự chuẩn bị tốt hơn cho việc ứng tuyển vào các trường đại học phù hợp nhất với mình. Ngoài ra, tại trường cũng sở hữu đội ngũ cố vấn đại học chuyên thực hiện các khảo sát hướng nghiệp, giúp học sinh xây dựng hồ sơ cá nhân từ sớm.  

Một trường có danh tiếng không đồng nghĩa với việc phù hợp với tất cả mọi người. Điều quan trọng là môi trường có thể giúp học sinh phát huy tối đa khả năng của mình và có lộ trình phát triển dài hạn. Cho nên, thay vì chỉ dựa vào danh tiếng, học sinh cần xem xét các yếu tố như chương trình học, cơ hội thực tập, mạng lưới cựu sinh viên và định hướng nghề nghiệp của trường. Một ngôi trường phù hợp sẽ giúp học sinh phát triển tốt hơn trong dài hạn, thay vì chỉ chạy theo những cái tên nổi bật nhưng không đáp ứng đúng nhu cầu cá nhân.

Thực tế, ​​hãy luôn đặt câu hỏi để tìm ra sở thích và thế mạnh, cân bằng giữa mong muốn và khả năng của bản thân. Khi hiểu được mục đích của việc học, học sinh sẽ có động lực mạnh mẽ hơn và đưa ra những quyết định sáng suốt hơn. Và để lắng nghe nhiều hơn những chia sẻ đầy tâm huyết của Tiến sĩ Robert Mullins, mời các bạn theo dõi trong chương trình The Quoc Khanh Show tại đây.

Thảo luận về bài viết

Làm giàu vật chất từ nguồn vốn văn hóa dồi dào
Tạo cầu nối Việt – Mỹ ngành Y tế và A.I
Trẻ em hiện đại tự sinh ra chính mình
Giảm áp lực cho nền y tế nhờ “Trạm bảo dưỡng con người”
Đạo đức đằng sau thanh tìm kiếm trên Google

Đăng nhập

hoặc

Đăng ký

Email cũng chính là tên đăng nhập của bạn.

hoặc